GIẢI ĐÁP THẮC MẮC MUA NHÀ Ở VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Ngày nay nhiều đội ngũ, chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ngày càng đông và nhu cầu mua nhà của họ cũng rất lớn. Vậy người nước ngoài cần những điều kiện gì để mua nhà ở Việt Nam? Để được giải đáp vấn đề này, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

Điều 74 trong Nghị định số 99/2015/NĐ – CP của Chính phủ có quy định cụ thể đối với việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể:
Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Để mua nhà tại Việt Nam, người nước ngoài cần tuân thủ đúng những điều kiện, quy định đã được ban hành của Nhà nước.
Điều kiện để mua nhà ở tại Việt Nam
 
Để mua nhà ở Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định riêng biệt tùy theo các nhân hay tập thể có nhu cầu mua. Cụ thể theo Điều 74, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, người nước ngoài có quyền mua nhà ở tại Việt Nam cần có giấy tờ chứng minh rõ ràng, hợp pháp lý.

 

Nhiều Công ty, doanh nghiệp cùng người nước ngoài “nút thắt” khi họ có nhu cầu mua nhà, dự án ở Việt Nam
Đối với tổ chức phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.
 
Bên cạnh đó, đối với cá nhân có những điều khoản đơn giãn, rõ ràng hơn như phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất; nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nào.

 

Điều kiện bán hoặc chuyển nhượng nhà cho người khác

 

Theo Luật Nhà ở năm 2014 quy định tại Điều 118 về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch, chuyển nhượng của người nước ngoài sang người khác cần đảm bảo quy định đã đề ra.

Bán hoặc chuyển nhượng nhà cho người khác, người nước ngoài phải được tư vấn rõ để không vi phạm các điều khoản của Pháp luật Việt Nam.

Nếu người nước ngoài muốn giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện như: Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Giao dịch về nhà ở như: Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này; Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; Nhận thừa kế nhà ở; Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
 
Thông tin liên hệ
 
Đất Xanh Miền Nam – Tạo Lập Cuộc Sống Ưu Việt
 
Hotline: 1900 232427
 
Youtube: https://www.youtube.com/c/DatXanhMienNam114

Ban Truyền thông ĐXMN